Thứ Tư, 22 tháng 4, 2020

ĐƠN XE PHÁ SĨ TƯỢNG BỀN – THẾ 11

ĐƠN XE PHÁ SĨ TƯỢNG BỀN – THẾ 11





Cách giải :
1)X7/1 S5.6 2)X7-2 S6/5 3)X2-4 S5.6 4)Tg-4 S6.5 5)X4-2  1-0


ĐƠN XE PHÁ SĨ TƯỢNG BỀN – THẾ 10

ĐƠN XE PHÁ SĨ TƯỢNG BỀN – THẾ 10



Cách giải :
1)X7.6 Tg/1 2)X7-4 S5.6 3)Tg-4 S4.5 4)X4-2  1-0

ĐƠN XE PHÁ SĨ TƯỢNG BỀN – THẾ 09

ĐƠN XE PHÁ SĨ TƯỢNG BỀN – Thế 09



Cách giải :
1)X1.5 S5.4(1) 2)X1-8 S4/5 3)X8-5  1-0

Chú giải :
(1) nếu 1)……Tg-5 2)X1-5 thắng 1-0 như ván 5 và 1


ĐƠN XE PHÁ SĨ TƯỢNG BỀN – THẾ 08

ĐƠN XE PHÁ SĨ TƯỢNG BỀN – THẾ 08





Cách giải :
1)X2.6 Tg.1 2)X2-1! Tg.1(1) 3)X1/1! S5/6(2) 4)X1-2 S6.5 5)Tg.1 S5/4 6)X2/2  1-0

Chú giải :
(1) nếu 2)……S5.6 3)Tg-4  1-0
            2)……S5/6 3)X1/1 Tg.1 4)X2-1 S6.5 5)X2/2 Tg/1 6)X2-4 S5.6 7)Tg-4  1-0
(2) nếu 3)……T9/7 4)X1/2 Tg/1 5)X1-4 S5.6 6)Tg-4 S4/5 7)X4-3  1-0

ĐƠN XE PHÁ SĨ TƯỢNG BỀN – THẾ 07



Cách giải :
1)X7-6! S4.5 2)X6-8(1) T5/3(2) 3)X8/2 T3.5 4)X8.4 S5/6 5)X8/3(3)  1-0

Chú giải :
(1) nếu 2)X6/2 Tg/1 3)X6-2 Tg-5  0-0
(2) nếu 2)……S5/6 3)X8/1 S6.5 4)X8-2  1-0
(3) cũng có thể chơi 5)X8-5 T5.7 6)X5/3 1-0


ĐƠN XE PHÁ SĨ TƯỢNG BỀN – THẾ 06



Cách giải :
1)X4-2 Tg/1 2)X2/2 Tg/1 3)X2-6 Tg-5 4)X6.1! Tg-6 5)X6-8 Tg.1 6)X8.2!(1) S5.4(2) 7)Tg-4 T7/5 8)X8-1 T9.7 9)X1-6  1-0

Chú giải :
(1) nếu 6)Tg-4 T9/7 7)X8.2 T7/9 8)X8-5 S5.4 9)X5/2 S4/5 10)X5/2 S5.4 11)X5-2 Tg/1 12)X2.3 Tg-5 13)X2-8 S6/5 14)Tg-5 T7.5  0-0
(2) nếu 6)……S5/6 7)X8/3 S6.5 8)Tg-4 T7/5 9)X8-1 T5.7 10)X1-2 S5.4 11)X2.1  1-0

Đây thực ra chỉ là biến thể của thế số 03. các bạn cần tham khảo thêm ván này để nắm vững hơn các biến hóa của thế cờ số 03


Thứ Ba, 21 tháng 4, 2020

ĐƠN XE PHÁ SĨ TƯỢNG BỀN – THẾ 05

Cách giải :
1)X7/1(1) Tg.1 2)X7-2 Tg/1(2) 3)X2.2! Tg.1 4)X2/4 Tg/1 5)X2-4(3) Tg-5 6)X4-5 Tg-6 7)Tg.1 Tg-5 8)Tg-4   1-0 ăn tượng thắng như thế số 1

Chú giải :
(1) thoái xe khống chế 2 tượng đen là cách để dành phần thắng
(2) nếu 2)……T1/3 3)X2/2……. 4)X2-4………5)Tg-4  1-0
(3) cũng có thể chơi 5)X2-5 Tg.1 6)X5-4 S5.6 7)Tg-4 S4.5 8)X5-2  1-0


ĐƠN XE PHÁ SĨ TƯỢNG BỀN – THẾ 04

Cách giải :
1)X3.4! T7.9(1) 2)S6/5 T9/7 3)S5/4 T7.9 4)Tg.1 T9/7 5)X3/2 S5.4 6)X3-8 S4.5 7)Tg-6 S5.6 8)X8.1  1-0

Chú giải :
(1) nếu bên hậu chơi chỉ đi tướng lên xuống thì bên tiên cũng phá y vậy : sẽ hạ sĩ và trồi tướng lên để yễm trợ cho xe phá sĩ


ĐƠN XE PHÁ SĨ TƯỢNG BỀN – THẾ 03



Cách giải :
1)X2.9 Tg.1 2)X2-1(1) Tg.1(2) 3)S5/4(3) Tg/1 4)Tg.1! Tg.1(4) 5)X1-8 Tg/1 6)X8/3 Tg/1 7)X8-6 Tg-5 8)X6.1! Tg-6 9)X6-8 Tg.1 10)X8.2 S5.4
11)Tg-4! S4/5 12)X8-2 S5.4 13)X2/2 S4/5 14)X2.1 Tg/1 15)X2-5 T9/7 16)X5-3 T7.5 17)X3/1! Tg-5 18)X3-4  1-0

Chú giải :
(1) bình xe để giữ cho 2 tượng không di chuyển được
(2) nếu 2)……S5.4 3)Tg-6 tiên thắng mau
            2)……S5/4 3)S5/4 S6/5 4)Tg.1 S5.6 5)X1-2 T7/5 (nếu 5)……S4.5 6)X2/3 Tg/1 7)X2-6 Tg-5 8)X6.1 trở về cách giải chính) 6)X2/3 S4.5 7)X2-6 S5.4 8)Tg-6 S6/5 9)X6-8 S5.6 10)X8.1 S6/5 11)X8.1 Tg/1 12)X8-5  1-0
(3) lộ tướng để yễm trợ tấn công
(4) nếu 4)……S5/4 5)X1-2 S4.5 6)X2/3 T7/5 7)X2-6 S5.4 8)Tg-6! S6/5 9)X6-8 T9/7 10)X8.2 rồi bình 5 ăn sĩ thắng  1-0


ĐƠN XE PHÁ SĨ TƯỢNG BỀN – THẾ 02




Cách giải :
1)X8/3(1) T3.5(2) 2)X8.4 S5/6(3) 3)X8/3 S6.5 4)X8-2 S5.4 5)X2.1 S4/5 6)X2.1 Tg/1 7)X2-5  1-0

Chú giải :
(1) chính xác! Nếu 1)X8/2 Tg/1 2)X8-2 Tg-5  0-0
(2) nếu 1)……T3/5 2)X8-2 tiên thắng càng nhanh

(3) nếu 2)……T3/1 3)X8-2 S5.4 4)X2/2 S4/5 5)X2.1 Tg/1 6)X2-5  1-0

ĐƠN XE PHÁ SĨ TƯỢNG BỀN – THẾ 01




Cách phá :
1)X7.3! Tg-6 2)X7-2 Tg.1(1) 3)X1/2 Tg/1 4)X2-4 Tg-5 5)X4-5(2) Tg-6 6)Tg.1! Tg-5(3) 7)Tg-4(4) T1.3 8)X5-7 T3.5 9)X7.2 T5/7 10)X7-3     1-0

Chú giải:
(1) nếu 2)……T1.3 3)X2.2 Tg.1 4)X2/4! T3/5 5)X2-4 S5.6 6)Tg-4 S4.5 7)X4-2 S5.4 8)X2.2 S4/5 9)X2.1 Tg/1 10)X2-5  1-0
(2) bình xa cầm giữ sĩ, tượng đối phương di động không được
(3) nếu 6)…..Tg.1 7)X5-4 S5.6 8)Tg-4 S4.5 9)X4-2 S5.4 10)X2.2 S4/5 11)X2.1 Tg/1 12)X2-5  1-0
(4) nước cờ hay, ra tướng khiến đối phương kẹt nước đi
Ván cờ này đôi khi được sắp lại hơi khác 1 chút :



Cách giải thế này chỉ khác ở nước đi đầu tiên
1)X9.5! ……… về sau tương tự như ván trước



Đây cũng là 1 biến thể khác :
1)X5.3………các nước sau như ván chính


Thứ Hai, 13 tháng 4, 2020

Hướng dẫn chơi Cờ Tướng cơ bản cho người mới- Chinese Chess for newbies

Hướng dẫn chơi Cờ Tướng cơ bản cho người mới

Cách di chuyển các loại trong quân cờ tướng
  • Tướng: Chỉ đi được từng ô một: ngang hoặc dọc. Quân Tướng luôn chỉ di chuyển được ở trong Cung, không được phép ra ngoài. “Cung” chính là hình 3×3 ô vuông được đánh dấu đường gạch chéo giống chữ X.
  • : Quân Sĩ chỉ đi chéo 1 ô mỗi nước. Sĩ cũng luôn phải ở trong cung giống như quân Tướng.
  • Tượng: Mỗi nước đi, quân Tượng có thể đi chéo 2 ô (ngang 2 và dọc 2). Tượng chỉ được phép di chuyển ở một bên của bàn cờ, không được qua sông và sang phía bàn cờ đối phương. Nếu có quân cờ nằm chặn giữa đường đi thì quân Tượng sẽ không thể di chuyển.
  • Xe: Quân Xe có thể đi ngang hoặc dọc trên cả bàn cờ, miễn là không có quân nào khác cản đường giữa điểm đi và điểm đến.
  • : Đi theo đường chéo giữa hình chữ nhật được tạo bởi 2 ô ngang và 1 ô dọc (hay 2 dọc 1 ngang). Nếu có quân cờ nằm bên cạnh quân Mã và cản đường thì Mã sẽ bị cản không được đi đường đó.
  • Pháo: có thể đi ngang và dọc giống như quân Xe. Điểm khác biệt là nếu pháo muốn ăn quân, thì pháo phải nhảy qua đầu đúng 1 quân nào đó. 
  • Tốt: Quân Tốt đi một ô mỗi lần đi. Nếu quân Tốt chưa vượt qua sông, nó chỉ có thể đi thẳng tiến, nhưng khi đã sang phía bàn cờ đối phương, Tốt có thể đi ngang hoặc tiến (1 ô) đều được.



Nếu bạn thích chơi cờ tướng, nhưng lại ngại ra ngoài học, cũng không biết nên bắt đầu từ đâu, thế nào, thì hãy bắt đầu bằng những điều cơ bản dưới đây:
  • Trước hết, người mới chơi cần nắm vững được về hình dáng, tên gọi, vị trí, cách di chuyển, các nước cản cũng như ăn quân của đối phương, cách phân định thắng thua mỗi trận đấu.
  • Biết phân tích chiến thuật, xem tại sao đối thủ đi nước đó, và mình nên di chuyển quân cờ nào, ra sao.
  • Nắm được sự kết hợp giữa các quân cờ, các thế cờ, các thế cờ khắc nhau sẽ có hiệu quả ra sao.
  • Học các thế cờ cơ bản, các cách chiếu bí, chiếu hết và các cách đánh khi cờ tàn.
Trong số các điều trên, có những ý kiến cho rằng, điều quan trọng số một ngoài việc nhận mặt quân và di chuyển, đó là các thế, cách chơi khi cờ tàn. Cờ tàn nghĩa là khi ván cờ chơi về cuối, cả hai bên đều có những thiệt hại nhất định về quân số, thế trận. Họ cho rằng, khi khai cuộc mỗi nước đi đều chỉ là tương đối, các nước sau sẽ bổ trợ, khắc phục lại lỗi lầm của nước đi trước, có thể tùy cơ ứng biến. Đến khi cờ tàn, sự nguy hiểm tăng lên và mỗi cơ hội đều có giá trị như một chiến thắng, vì vậy, thế trận, cách chơi khi cờ tàn là quan trọng nhất.
Tuy nhiên, cũng có những ý kiến cho rằng, khi khai cuộc mà dùng những nước đánh "thấp", thì sẽ đánh mất lợi thế và khi không kịp triển khai thế trận, thì sẽ dễ bị áp đảo, dẫn tới trung cuộc bị lép vế, và tàn cuộc khó có thể cầm cự.
Điểm đặc biệt ở Cờ Tướng, đây không phải là trò chơi có thể hướng dẫn ai đó chơi một cách sách vở hay cố định, bởi đây là trò chơi mang tính trí tuệ. Nghĩa là mỗi người chơi có những cách chơi riêng, cách đánh riêng thể hiện phong thái và tính cách cũng như lối chơi của riêng họ. Thực tế, có rất nhiều giáo án, tài liệu, sách, hình ảnh hay thậm chí là video hướng dẫn chơi Cờ Tướng, nhưng thiết nghĩ, điều đó có cần thiết? Khi người chơi đã thành thạo các điều cơ bản, họ có thể, nên chơi theo cách riêng của mình, bởi mọi thứ lúc này, chỉ còn mang tính tham khảo, nâng cao. Tuy nhiên, nếu xét kỹ, có thể đưa những nước cờ cơ bản mà người chơi cần hiểu và nắm được rõ sau đây:
  • Bắt quân (ăn): Một trong hai người chơi sử dụng quân cờ bất kỳ của mình tạo ra sự uy hiếp (có khả năng ăn) với quân cờ khác của đối phương. Sử dụng trong tấn công, tạo thế trận cho mình.
  • Nước cản: Sử dụng quân cờ của mình, ngăn chặn sự di chuyển, tấn công của quân cờ (thế cờ) đối phương. Thường sử dụng trong phòng thủ.

  • Nước chiếu: Mục đích và kết quả của một ván cờ chỉ được xác định khi quân Tướng của một trong hai bên bị bắt (ăn). Nước cờ này xuất hiện khi một trong hai người chơi tạo được sự uy hiếp lên quân Tướng của đối phương, có khả năng ăn Tướng của họ nếu người chơi kia không chống đỡ. Đây là nước cờ cực kỳ hiệu quả nhằm đánh lạc hướng hoặc ép đối phương hy sinh quân cờ khác để chống đỡ.
  • Nước chống chiếu: Là nước đi của người có quân Tướng bị uy hiếp và buộc phải di chuyển Tướng tới vị trí khác, hoặc sử dụng quân cờ khác để đối phương không thể bắt Tướng của mình ở nước tiếp theo ngay sau đó.

  • Chiếu bí: Cũng là một nước chiếu, nhưng mức độ và khả năng uy hiếp, tạo ra sự nguy hiểm cao hơn. Chiếu bí có khả năng phân định thắng thua nhanh hơn và người chơi bị chiếu bí cũng khó thoát hơn.
  • Đánh đổi: Đây là cách đánh mà theo nhiều người cho rằng khá tiêu cực. Người chơi hai bên để cho nhau ăn những quân cờ (ngang nhau, hoặc chênh lệch nhau về sức mạnh) của mình, từ đó giải tỏa thế trận hoặc thay đổi vị trí quân cờ để tạo ra nước đi tiếp theo. Có những ván cờ đánh đổi quân cờ ngang hàng về giá trị, số lượng. Cũng có những ván đánh đổi một quân lấy 2, 3 quân khác của đối phương. Thường sử dụng khi cờ bí, muốn phá thế phòng thủ của đối phương, hoặc tạo ra nước đi có mục đích vào nước chiếu.

  • Truy đuổi (lùa): Là cách dùng quân cờ cơ động hơn, mạnh hơn để bám sát, đuổi theo quân cờ khác của đối phương, nhằm tạo sự khó chịu trong tâm lý đối phương, chờ sai sót để dồn quân cờ ấy vào thế bí, hoặc không tập trung được vào mục đích thật sự.

Kết thúc

Một ván cờ tướng sẽ kết thúc khi rơi vào một trong những tình huống sau:
  • Chiếu bí: Là khi một bên chiếu Tướng và đối thủ không có khả năng đi nước tiếp theo thì bên chiếu tướng thắng.
  • Hết nước đi: Nếu một bên tới lượt để đi nhưng không có nước hợp lệ thì bên đó sẽ bị xử thua.
  • Hòa: Sau 120 nước đi của cả 2 bên mà không có quân nào bị ăn.

Thứ Bảy, 11 tháng 4, 2020

Đôi nét về lịch sử cờ tướng (Chinese Chess)

Giới thiệu

Bàn cờ:

Quân Cờ:





Lịch sử

Các loại cờ cổ theo kiểu mô phỏng chiến trận và chiến thuật đã có tại Trung Hoa vào thời Chiến Quốc,loại cờ hiện đại có từ khoảng thế kỷ VII Trung Quốc.Sự phát triển của cờ tướng được bắt nguồn từ Saturanga, một loại cờ cổ được phát minh ở Ấn Độ từ thế kỷ V đến thế kỷ VI (trước cờ tướng khoảng 200 năm). 
Chính Saturanga được phát minh từ Ấn Độ, sau đó đi về phía Tây, trở thành cờ vua và đi về phía Đông trở thành cờ tướng. Người Trung Quốc cũng đã thừa nhận điều này .
Cờ tướng cổ đại không có quân Pháo và sông. Các nhà nghiên cứu đều thống nhất là quân Pháo được bổ sung từ thời Bắc Tống (sau năm 960), là quân cờ ra đời muộn nhất trong bàn cờ tướng, bởi cho tới thời đó, con người mới tìm ra vũ khí pháo để sử dụng trong chiến tranh.Người Trung Quốc cũng đã thêm sông("Hà") ở ngay sau đó.
Tuy nhiên, người Trung Hoa đã cải tiến bàn cờ Saturanga như sau:
  • Họ không dùng "ô", không dùng hai màu để phân biệt ô, mà họ chuyển sang dùng "đường" để đặt quân và đi quân. Chỉ với động tác này, họ đã tăng thêm số điểm đi quân từ 64 của Saturanga lên 81.
  • Đã là hai quốc gia đối kháng thì phải có biên giới rõ ràng, từ đó, họ đặt ra "hà", tức là sông. Khi "hà" xuất hiện trên bàn cờ, 9 điểm đặt quân nữa được tăng thêm. Như vậy, bàn cờ tướng bây giờ đã là 90 điểm so với 64, đó là một sự mở rộng đáng kể. Tuy nhiên, diện tích chung của bàn cờ hầu như không tăng mấy (chỉ tăng thêm 8 ô) so với số điểm tăng lên tới một phần ba.
  • Đã là quốc gia thì phải có cung cấm (宮) và không thể đi khắp bàn cờ như kiểu Saturanga được. Thế là "Cửu cung" đã được tạo ra. Điều này thể hiện tư duy phương Đông hết sức rõ ràng.
  • Bàn cờ Saturanga có hình dáng quân cờ là những hình khối, nhưng cờ Tướng thì quân nào trông cũng giống quân nào, chỉ có mỗi tên là khác nhau, lại được viết bằng chữ Hán. Đây có thể là lý do khiến cờ tướng không được phổ biến bằng cờ vua, chỉ cần liếc qua là có thể nhận ra đâu là Vua, đâu là Hoàng hậu, kỵ sĩ, v.v. Tuy nhiên, đối với người Trung Hoa thì việc thuộc mặt cờ này là không có vấn đề gì khó khăn. Có lẽ việc cải tiến này cũng một phần là do điều kiện kinh tế bấy giờ chưa sản xuất được bộ cờ có hình khối phức tạp như cờ vua. Cờ tướng không phải là một trò chơi sang trọng, muốn tạo ra một bàn cờ tướng cực kỳ đơn giản, chỉ cần lấy que vạch xuống nền đất cũng xong, còn cờ vua thì mất công hơn nhiều khi phải tạo ra các ô đen/trắng xen kẽ nhau.
    Gần đây ngày càng có nhiều ý kiến đề nghị cải cách hình dáng các quân cờ tướng và trên thực tế người ta đã đưa những phác thảo của những bộ quân mới bằng hình tượng thay cho chữ viết, nhất là khi cờ tướng được chơi ở những nước không sử dụng tiếng Trung.
  • Với sự thay đổi bố cục bàn cờ, người Trung Hoa đã phải có những điều chỉnh để lấy lại sự cân bằng cho bàn cờ. Đó chính là những ngoại lệ mà người chơi phải tự nhớ. (Xem thêm phần Mã, Tướng).

Bàn cờ và quân cờ

Bàn cờ là hình chữ nhật do 9 đường dọc và 10 đường ngang cắt nhau vuông góc tại 90 điểm hợp thành. Một khoảng trống gọi là sông nằm ngang giữa bàn cờ, chia bàn cờ thành hai phần đối xứng bằng nhau. Mỗi bên có một cung Tướng hình vuông do 4 ô hợp thành tại các đường dọc 4, 5, 6 kể từ đường ngang cuối của mỗi bên, trong 4 ô này có vẽ hai đường chéo.
Theo quy ước, khi bàn cờ được quan sát chính diện, phía dưới sẽ là quân Trắng (hoặc Đỏ), phía trên sẽ là quân Đen (hoặc Xanh). Các đường dọc bên Trắng (Đỏ) được đánh số từ 1 đến 9 từ phải qua trái. Các đường dọc bên Đen (Xanh) được đánh số từ 9 tới 1 từ phải qua trái.
Mỗi ván cờ lúc bắt đầu phải có 32 quân cờ chia đều cho mỗi bên gồm 16 quân Trắng (Đỏ) và 16 quân Đen (Xanh), gồm bảy loại quân. Tuy tên quân cờ của mỗi bên có thể viết khác nhau (ký hiệu theo chữ Hán) nhưng giá trị và cách đi quân của chúng lại giống nhau hoàn toàn. bảy loại quân có ký hiệu và số lượng cho mỗi bên như sau:


Triệu HâmHâm (赵鑫鑫) Zhao Xinxin

 The 19th Asian Games |  Triệu Hâm Hâm VS Lại Lý Huynh  Zhao Xinxin vs Lai Lixiong     Tuyển:  Triệu HâmHâm (赵鑫鑫) Zhao Xinxin